Category "Blog"

1Aug2019

Cho con uống sữa thật nhiều, chế độ ăn giàu đạm, nhiều thủy hải sản, cất công phơi nắng cho con từ sáng sớm, thế nhưng chị Thúy Hà (Hoàng Mai, HN) vẫn rầu rĩ vì con thấp còi.

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao gồm: gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, vận động và môi trường. Trong đó, gen di truyền chỉ quyết định 23% khả năng phát triển chiều cao của trẻ, 77% còn lại phụ thuộc vào cách chăm sóc của cha mẹ cũng như chế độ tập luyện, môi trường sống của trẻ.


Nhiều người đã cho con phơi nắng, nhưng không đủ thời gian hay bịt kín con cũng không giải quyết được vấn đề. Mỗi ngày, mẹ và bé cần tắm nắng 10-30 phút vào sáng sớm để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ xương dài nhanh.

Vitamin D là nguyên tố trực tiếp chuyển hoá canxi cho xương hấp thu. Cho dù mẹ có bổ sung canxi nhiều đến mấy mà lại không có sự cân bằng vitamin D cơ thể trẻ vẫn sẽ bị thiếu canxi vì không được chuyển hoá.

Với các bà mẹ ép con uống nhiều sữa mà con vẫn chưa cao, BS Đinh Thị Kim Liên, nguyên Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng BV Bạch Mai cho biết, các bà mẹ này đã cung cấp cho con một trong những điều kiện cần để phát triển chiều cao nhưng lại thiếu đi điều kiện đủ là tạo điều kiện cho con vui chơi bên ngoài nhằm hấp thụ vitamin D.

Ngoài ra, sự phát triển chiều cao cho trẻ còn lệ thuộc một phần vào chế độ vận động thể chất.

Đạm cũng rất cần cho sự phát triển chiều cao ở trẻ. Thiếu đạm thì xương ngừng phát triển, lượng canxi trong máu cũng giảm. Tuy nhiên chế độ ăn nhiều protein lại làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân gây thiếu canxi, tác nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Cũng có những bà mẹ kỳ công, làm các loại tôm cua hải sản kết hợp với cải bó xôi, hay các loại đậu cho con ăn vì tin tất cả thực phẩm này rất dồi dào canxi. Nhưng chính sự kết hợp này đã phản tác dụng. Khi con ăn tôm cua hải sản thì không nên kèm đậu, đậu phụ hay rau bó xôi.
 



Nhiều người cho rằng gen di truyền quyết định hoàn toàn chiều cao của trẻ, cha mẹ cao thì con cao, cha mẹ thấp thì con cũng thấp.


Không tự ý bổ sung canxi cho trẻ

Theo BS Kim Liên, nhiều mẹ thấy con con còi cọc, thấp bé, hoặc đang trong giai đoạn phát triển, nên tự ý cho ăn/uống thực phẩm bổ sung canxi là hoàn toàn không nên.

Thừa canxi sẽ gây lắng đọng nhiều ở thận gây sỏi thận. “Uống canxi không đủ, hấp thụ canxi tốt còn cần đến phốt pho theo một tỉ lệ cân đối. Có người cho rằng, chỉ uống là đủ, mà không chú trọng tới ăn thực phẩm giàu canxi. Canxi hấp thu phải có vitamin D mới chuyển hóa vào xương. Chỉ uống canxi nhưng giữ rịt con trong nhà, ra đường bịt kín thì không tác dụng gì”, BS Liên giải thích.
 


Canxi đóng vai trò quan trọng đến các bộ phận của cơ thể như xương, hệ thần kinh, miễn dịch, cơ bắp… Tuy nhiên, khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie… làm trẻ suy dinh dưỡng.

Trẻ cũng dễ thấp lùn do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm dẫn tới hạn chế sự phát triển xương. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nhu cầu canxi của cơ thể thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào quá trình phát triển xương của mỗi người.

Có rất nhiều cha mẹ cho rằng, thường xuyên ăn canh xương thì sẽ có đủ canxi. Nhưng canxi trong xương không dễ bị hòa tan thậm chí ninh cả tiếng đồng hồ.

Trẻ thường lười ăn rau, nên nhiều cha mẹ chiều con, chỉ cho con ăn thịt với lầm tưởng trong rau xanh chỉ có chất xơ và vitamin, không liên quan tới sức khỏe của xương. Nhưng trên thực tế, rau không chỉ chứa một lượng lớn nguyên tố kali, magie, có thể giúp duy trì sự cân bằng axit-bazo, giảm tình trạng mất canxi.

Bản thân các loại rau còn chứa không ít canxi. Rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… đều là những loại rau bổ sung canxi không thể xem nhẹ.

31Jul2019

Rina Mae Acosta là một nhà văn và người sáng lập của blog về cách nuôi dạy con cái “Finding Dutchland”. Bà cũng là đồng tác giả của cuốn sách “The Happiest Kids in the World: How Dutch Parents Help Their Kids (and Themselves) by Doing Less”. Rina còn có một bằng cử nhân khoa học của khoa Phân tử trong môi trường sinh học tại Đại học California, Berkeley và bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên Kinh tế Y tế tại Đại học Erasmus, Rotterdam. Bà hiện đang sống ở Hà Lan cùng chồng và hai con.

Nằm ở miền trung Hà Lan, ở thị trấn Doorn chủ yếu là những gia đình trẻ, những người về hưu, yêu thiên nhiên và những người tìm kiếm một nhịp sống chậm hơn. Nơi đây cũng cách San Francisco 8815,96 km – ngôi nhà gắn liền với cuộc đời tôi.

Chồng tôi, Bram, một doanh nhân người Hà Lan và tôi chuyển đến đây 10 năm sau khi chúng tôi kết hôn. Khi tôi mang thai đứa con trai đầu lòng, Bram Julius, tôi đã thấy rất e ngại về việc nuôi dạy con sau này. Tôi nghiền ngẫm tất cả lời khuyên về những triết lý nuôi dạy mâu thuẫn khác nhau.

Cách nuôi dạy con cái đáng để học hỏi của người Hà Lan là điều bất cứ phụ huynh nào cũng cần học hỏi.

Cha mẹ tôi đặt ra các tiêu chuẩn cực kỳ cao cho việc học, và bất kỳ thất bại hay thiếu sót nào đều mang lại sự xấu hổ cho gia đình. Đảm bảo rằng anh em tôi có một tuổi thơ hạnh phúc hơn là những suy nghĩ đi ngược lại cha mẹ. Bây giờ, trớ trêu thay, tôi là người Mỹ nhưng lại phải sống trong một môi trường hoàn toàn mới. Điều này thúc đẩy tôi phải tìm hiểu và khám phá việc làm cha mẹ theo những cách khác nhau.

Một năm sau khi làm mẹ, tôi tình cờ thấy một báo cáo năm 2013 của UNICEF tuyên bố rằng trẻ em Hà Lan là những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới. Báo cáo này là bản tiếp theo sau năm 2007, trong đó Hà Lan lần đầu tiên được nêu tên là một ví dụ điển hình cho “sự thịnh vượng của thời thơ ấu”. Mỹ và Anh được xếp hạng ở hai vị trí thấp nhất.

Một số ít các tổ chức khác, bao gồm Nhóm hành động vì trẻ em nghèo của Anh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cũng đã xếp hạng cực kỳ cao những đứa trẻ Hà Lan về mức độ hạnh phúc cá nhân của chúng. Vậy chính xác làm thế nào để cha mẹ Hà Lan nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới? Là một người mẹ xa xứ rập khuôn sống ở vùng ngoại ô Hà Lan (tôi cũng đã viết một cuốn sách về cách nuôi dạy con của người Hà Lan với đồng tác giả Michele Hutchison), tôi đã khám phá sáu bí mật về lý do tại sao những đứa trẻ ở đây lại hạnh phúc như vậy:

1. Trẻ sơ sinh Hà Lan ngủ rất nhiều

Dành 7 năm để học cách nuôi dạy con của người Hà Lan, tôi nhận ra chìa khóa vàng giúp họ tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc - Ảnh 2.

Trung bình giấc ngủ của người Hà Lan kéo dài tổng cộng 8 giờ 12 phút mỗi đêm.

Năm 2013, một nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học Phát triển Châu Âu đã kiểm tra sự khác biệt về tính khí giữa trẻ sơ sinh Hoa Kỳ và Hà Lan. “Các em bé Hà Lan thường cười rất nhiều và thích âu yếm hơn những đứa trẻ Mỹ”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh Hà Lan có phong thái tương đối bình tĩnh một phần là do thời gian ngủ được điều chỉnh nhiều hơn và ít hoạt động hơn. Trái lại, cha mẹ người Mỹ được biết là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kích thích, cho con cái họ trải nghiệm nhiều thứ mới lạ.

Mặt khác, cha mẹ Hà Lan, tập trung vào các hoạt động hàng ngày ở nhà, việc nghỉ ngơi đều đặn hàng ngày luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Họ rất nghiêm ngặt trong việc bảo đảm giấc ngủ của con mình. Em bé được nghỉ ngơi tốt cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn.

Nghiên cứu đã tuyên bố rằng, người Hà Lan được xếp vào danh sách có giấc ngủ dài nhất trên thế giới: Trung bình giấc ngủ của họ kéo dài tổng cộng 8 giờ và 12 phút mỗi đêm.

2. Trẻ em Hà Lan dành nhiều thời gian hơn ở bên cả bố và mẹ

Dành 7 năm để học cách nuôi dạy con của người Hà Lan, tôi nhận ra chìa khóa vàng giúp họ tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc - Ảnh 3.

Cha mẹ Hà Lan luôn đặt con cái lên hàng đầu.

Năm 1996, chính phủ Hà Lan đã cho nhân viên bán thời gian quyền bình đẳng như những người làm việc toàn thời gian, mở đường cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Văn hóa làm việc bán thời gian là một lý do khác khiến mọi người vui vẻ hơn ở đây. Với một tuần làm việc kéo dài 29 giờ, các chuyên gia kinh doanh Hà Lan được cho là có tuần làm việc ngắn nhất thế giới, theo một nghiên cứu của OECD năm 2018.

Gần một nửa số lượng người Hà Lan trưởng thành làm việc bán thời gian, với 26,8% nam giới làm việc ít hơn 36 giờ một tuần và 75% phụ nữ làm việc bán thời gian, trong tất cả các lĩnh vực, từ lao động phổ thông đến công việc đòi hỏi trình độ cao.

Giống như vợ của mình, hầu hết các ông bố Hà Lan siết chặt thời gian làm việc toàn thời gian của họ chỉ trong bốn ngày. Điều này cho phép họ dành ít nhất một ngày mỗi tuần để dành thời gian với con cái của mình. Thời gian nghỉ này thường được gọi là ngày “Papadag”, hay nói cách khác là “Ngày của Cha”.

3. Những đứa trẻ cảm thấy bớt áp lực học tập hơn

Dành 7 năm để học cách nuôi dạy con của người Hà Lan, tôi nhận ra chìa khóa vàng giúp họ tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc - Ảnh 4.

Trẻ em Hà Lan không có quá nhiều gánh nặng trong học tập.

Trong tất cả các quyết định nuôi dạy con cái chúng ta phải đưa ra, việc chọn trường dường như là một trong những điều cơ bản nhất. Nhưng ở Hà Lan, GPA cao và các trường đại học ưu tú không phải là tất cả. Giáo dục được coi là con đường dẫn đến một đứa trẻ khỏe mạnh và có khả năng tự phát triển cá nhân. Có hai loại bằng cấp giáo dục đại học của Hà Lan: Bằng cấp theo định hướng nghiên cứu được cung cấp bởi các trường đại học và bằng cấp định hướng nghề nghiệp được cung cấp bởi các trường cao đẳng. Bạn không cần bất kỳ trường lớp cụ thể nào để được nhận vào các công ty, tất cả những gì bạn cần là vượt qua kỳ thi trung học.

“Các trường học ở đây đầu tư nhiều vào việc tạo động lực hơn là thành tích. Thành tựu đạt được là điều mà các trường học ở Pháp và Anh hướng đến, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng các kỹ năng xã hội mới là thứ khiến chúng ta hạnh phúc. Chúng quan trọng hơn nhiều so với một người có IQ cao”, Leo Ruut Veenhoven, giáo sư tại Đại học Erasmus, Rotterdam, chia sẻ với tôi.

4. Trẻ em được khuyến khích bày tỏ ý kiến của riêng mình

Dành 7 năm để học cách nuôi dạy con của người Hà Lan, tôi nhận ra chìa khóa vàng giúp họ tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc - Ảnh 5.

Trẻ em có tiếng nói riêng.

Mọi người trong gia đình, kể cả người trẻ nhất đều có tiếng nói. Khi Julius lên ba, thằng bé đã có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đầy đủ để diễn đạt được những gì quan trọng mà mình muốn nói. Tất cả những việc sau đó chỉ là dạy thằng bé cách xây dựng các giải pháp hợp lý cho những vấn đề nan giải còn vướng mắc.

Nuôi dạy con dựa trên sự tranh luận có thể gây mệt mỏi và thử thách lòng kiên nhẫn của bạn. Nhưng bằng cách cho phép Julius được tranh luận và nói lên ý kiến của mình, chúng tôi đã dạy cho thằng bé cách thiết lập ranh giới của riêng mình. Mỗi lần Julius đặt câu hỏi với chúng tôi, thằng bé chỉ đơn giản là cố gắng thể hiện những gì mình đang và không thoải mái.

Điều này sẽ hữu ích khi Julius trưởng thành hơn, cho dù đó là cách để chống lại áp lực xã hội, hay để giúp thằng bé đối phó khi gặp phải một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và để khẳng định bản thân trong công việc.

Tất nhiên, điều này sẽ có quy tắc riêng. Là cha mẹ, điều quan trọng là chúng tôi phải giải thích rõ ràng vị trí của mình cho thằng bé hiểu, ví dụ, tại sao thằng bé cần đi ngủ sớm: “Để con có thể nghỉ ngơi nhiều hơn và lớn lên khỏe mạnh như những người khác”.

5. Trẻ em ăn món “hagelslag” – bánh mỳ được rắc socola lên trên cho bữa sáng

Dành 7 năm để học cách nuôi dạy con của người Hà Lan, tôi nhận ra chìa khóa vàng giúp họ tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc - Ảnh 6.

“Hagelslag” – Bánh mỳ được rắc socola lên trên.

Bánh mì rắc sô cô la mỗi sáng? Có một ý nghĩa sâu sắc hơn đằng sau việc này. Ngồi xuống bàn ăn quây quần như một gia đình, đặc biệt là trước khi ngày mới bắt đầu, là một thói quen cơ bản định nghĩa cuộc sống của các gia đình Hà Lan. Trước đây ở bất kỳ bữa ăn nào, những người trong gia đình sẽ đợi cho đến khi tất cả mọi người có mặt ở trên bàn ăn rồi mới bắt đầu. Nó là một dấu hiệu của sự tôn trọng. Mỗi người đều quan trọng như nhau.

Theo báo cáo của UNICEF, 85% trẻ em Hà Lan (trong độ tuổi từ 11 đến 15) được khảo sát cho biết chúng thường xuyên ăn sáng cùng gia đình mỗi ngày. Ăn sáng cùng nhau không chỉ liên quan đến việc tạo ra hiệu suất học tập tốt hơn ở trường và giảm các vấn đề về việc gây ra các hành vi xấu. Mà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nó khuyến khích sự gắn kết gia đình và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh bản sắc dân tộc.

6. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp

Dành 7 năm để học cách nuôi dạy con của người Hà Lan, tôi nhận ra chìa khóa vàng giúp họ tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc - Ảnh 7.

Ở Hà Lan trẻ em được khuyến khích đi bằng xe đạp.

Hà Lan không đủ lớn để đi quá nhiều xe hơi. Do địa hình bằng phẳng và mạng lưới đường dành cho xe đạp rất nhiều, nên việc đạp xe là cách thiết thực và hiệu quả nhất để đi lại. Trời mưa rất nhiều ở Hà Lan. Nhiệt độ mùa đông trung bình khoảng 2 độ C, và có gió mạnh. Mặc dù gió và mưa thường gây cản trở cho người đi xe đạp, nhưng người Hà Lan chỉ đơn giản là cho con cái họ mặc quần áo ấm, áo khoác không thấm nước và ủng đi mưa.

Đạp xe dưới mọi thời tiết thực sự là một trải nghiệm để giúp hình thành nên tính cách. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp ở khắp mọi nơi và trong mọi điều kiện thời tiết. Bởi vì nó dạy chúng sự kiên trì và khát vọng hướng tới mục tiêu dài hạn. Chúng học được rằng cuộc sống luôn có nắng và đầy sắc cầu vồng. Chúng học cách đối mặt với mưa và học cách không bao giờ bỏ cuộc. Đạp xe đến trường, bất kể trong điều kiện thời tiết nào, dạy cho trẻ khả năng phục hồi, và tạo ra một mối liên kết nhất định giữa khả năng phục hồi và sự hạnh phúc.

Ý nghĩa sự thành công của người Hà Lan

Giống như tất cả các bậc cha mẹ trên khắp thế giới, người Hà Lan có tham vọng cao đối với con cái của họ. Mặc dù cách nuôi dạy con cái của chúng ta có thể khác nhau. Nhưng hãy nhớ rằng hạnh phúc là một phương tiện để tạo sự thành công, trái ngược với việc coi thành công là một phương tiện để hạnh phúc.

Hạnh phúc chính là cánh cửa của sự tự nhận thức, tự chủ, độc lập và là mối quan hệ tích cực với cộng đồng.

24Jul2019

Tại sao bố mẹ Việt thường vội vàng giúp đỡ con khi thấy con đang loay hoay thay vì để con tự làm? Tại sao những đứa trẻ Việt có ít cơ hội được thể hiện mình trong khi đó bố mẹ chẳng muốn con phải “động tay động chân” cho mệt ra?

Câu chuyện tôi kể vào một buổi sáng mùa đông tuyết trắng ở Canada.

Mẹ con tôi, vì hì hụi lội tuyết nên đến trường muộn. Trường học của Tee cứ đúng 8h45ph sáng là khóa cửa chính. Chúng tôi phải ra cửa sau và đứng chờ 10 phút mới có người mở cửa. Đi muộn nên con tự vào lớp, không được mẹ đưa vào như mọi khi. Tee nhìn mẹ hơi mếu nhưng cũng hiểu chuyện, vẫy tay chào. Cửa đóng, tôi vẫn nán lại nhìn con qua ô cửa kính.

Tee một tay xách túi đựng chăn gối, một tay cầm bình nước và con đang lóng ngóng tìm cách cởi đôi giày tuyết ở chân mà không làm được. Đưa tay phải xuống tháo giày thì quai túi rơi trễ xuống đất, dùng tay phải thì cái bình nước lăn lông lốc phải hùng hục chạy theo nhặt lên. Tôi khẽ chau mày khi cô giáo con cứ đứng đó, gương mặt nhẹ nhàng, không tỏ chút thái độ, cũng không nói một lời, chỉ kiên nhẫn đứng chờ con tầm 5 phút loay hoay.

Đúng vậy, cô không hề làm gì, không giúp đỡ cũng không phàn nàn, chỉ đơn giản là đứng chờ.

Tôi hơi sốt ruột, liền gõ cửa hỏi liệu có cần giúp đỡ. Cô tươi cười nói không cần và chúc mẹ một ngày tốt lành. Cửa lại đóng, tôi quay lưng đi vài bước rồi không kìm được, ngoái lại nhìn. Sau vài phút, con trai tôi đã biết chạy lại một chiếc ghế gần đó. Đặt chiếc túi và bình nước ngay ngắn trên ghế, ngồi xuống dùng hai tay tự cởi giày, cho bình nước vào túi đựng chăn gối, đeo nó lên vai phải, tay trái xách giày, rồi chạy theo cô vào lớp.

Chiều hôm đó tôi đón Tee. Cô giáo niềm nở ra bắt chuyện với tôi. Cô nói: “Tôi biết chị sáng nay có hơi sốt ruột khi tôi không giúp con, nhưng nếu tôi giúp bé thì có lẽ cả tôi và chị sẽ chẳng bao giờ biết được thằng bé có thể giỏi xoay xở biết nhường nào”.

Đó là sự thật, vì cuối cùng, Tee cũng đã tự nghĩ ra cách làm thế nào để túi không bẩn, bình nước không rơi và hai tay bê được ba thứ chạy theo cô. Và việc duy nhất người cô giáo ấy làm chỉ là kiên nhẫn và đứng chờ.

Mẹ Việt ở Canada: Nhìn cô giáo bình tĩnh chờ con xoay sở, tôi nhận ra cách giáo dục trẻ tốt nhất là mặc kệ con - Ảnh 1.

Cậu bé Tee giỏi xoay sở. Ảnh: FBNV.

Có ai trong số chúng ta đủ kiên nhẫn để đứng chờ hay vội vàng mặc giúp bé quần áo khi con đang loay hoay tự tìm cách không xỏ hai chân vào một ống quần?

Có ai trong số chúng ta đủ kiên nhẫn để mỉm cười hay nhanh chóng giúp bé buộc dây giày khi con đang băn khoăn bên nào trái bên nào phải?

Có ai trong số chúng ta đủ kiên nhẫn để không làu bàu, không phàn nàn, không giục giã khi con dừng lại xem một đàn kiến qua đường, khi con tự bê đồ ăn và dây bẩn ra áo, khi con muốn giúp mẹ xách đồ nhưng làm rơi liểng xiểng?

Chúng ta sợ con bê nặng nên bê giúp, dù đó vốn dĩ là đồ của con.

Chúng ta sợ con lạnh nên chọn quần áo giúp, dù con chẳng hề thích mặc bộ đó.

Chúng ta sợ con bẩn nên dọn giúp, dù con là người làm đổ sữa ra bàn.

Chúng ta sợ con muộn nên giục giúp, dù con không hề hiểu tại sao phải vội vã như vậy.

Chúng ta sợ con đau nên chừa giúp, và chẳng bao giờ con biết tự nhận trách nhiệm với sai lầm của mình.

Phải chăng chúng ta đã lo lắng quá nhiều?

Cũng lâu lâu rồi, tôi từng hỏi chồng mình điều mà tôi tự nhận ra sau một thời gian sống ở Canada: Không hiểu tại sao trẻ con ở đây hầu như đều biết trông em, dù chỉ cách nhau 1 – 2 tuổi, bởi trẻ con Việt Nam tầm tuổi đó thường chỉ biết chấp nhặt, tranh giành, bắt nạt, mách lẻo và khóc lóc?

Câu trả lời tôi nhận được là: Vì trẻ con Tây luôn biết tự chăm sóc bản thân và giỏi xoay xở. Khi những đứa trẻ tự biết chăm sóc bản thân mình và được tập xoay xở trong mỗi tình huống mà không cần người lớn can thiệp giúp đỡ, chúng sẽ luôn biết mình cần gì và phải làm gì cho bản thân mình và cho cả những người xung quanh.

Mẹ Việt ở Canada: Nhìn cô giáo bình tĩnh chờ con xoay sở, tôi nhận ra cách giáo dục trẻ tốt nhất là mặc kệ con - Ảnh 2.

Những đứa trẻ giỏi xoay xở không phải vì chúng thông minh hay vì chúng có chỉ số IQ cao. Chúng giỏi xoay xở vì ngay từ nhỏ, chúng được rèn luyện luôn suy nghĩ và làm mọi thứ độc lập (trong sự kiểm soát của người lớn). Đúng như lời nói của cô giáo Tee: Nếu tôi giúp bé, cả tôi và chị sẽ chẳng bao giờ biết được thằng bé có thể giỏi xoay xở biết nhường nào.

Nếu bạn cho con bê một túi đồ lỉnh kỉnh, con sẽ đi chậm hơn và bạn phải đứng chờ?

Nếu bạn để con tự chọn quần áo, con sẽ chọn một chiếc áo giữ nhiệt vào ngày trời 40 độ và mọi người có thể sẽ nhìn chằm chằm vào bạn?

Nếu bạn để con tự lau sữa vừa làm đổ, có thể bạn sẽ phải giặt thêm một cái áo?

Nếu bạn để con thong thả đi trên đường, có thể cả con và bạn sẽ đến trường và cơ quan muộn?

Và nếu bạn không bế thốc con lên ngay khi con bị ngã và đánh chừa đường, có thể bạn sẽ phải gánh hậu quả là một trận khóc tơi bời khói lửa không thể dỗ?

Có thể bạn là một người bố bận rộn, một người mẹ cầu toàn, kĩ tính, nhưng hãy thử hỏi mình rằng những gì bạn đã và đang làm cho con là mong muốn của con, niềm vui của con, trách nhiệm của con hay đơn giản bạn làm chỉ vì bạn thấy chúng nhanh hơn, thuận lợi hơn cho chính bạn?

“What is the best for the child is not always what is most convenient for the parent.” (Bonnie Bedford).

NHỮNG ĐIỀU TUYỆT VỜI NHẤT CHO BÉ THƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ THỨ THUẬN TIỆN VÀ DỄ DÀNG CHO BỐ MẸ…

…NHƯNG NHỮNG ĐỨA TRẺ GIỎI XOAY XỞ LẠI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN TỪ NHƯ THẾ!

Mẹ Việt ở Canada: Nhìn cô giáo bình tĩnh chờ con xoay sở, tôi nhận ra cách giáo dục trẻ tốt nhất là mặc kệ con - Ảnh 3.

*Bài viết được trích từ fanpage Tee Bros

27Jul2018

            Nền giáo dục Nhật Bản được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con người. Ở đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của cá nhân, nên trong trường có đa dạng các bộ môn năng khiếu để hướng trẻ theo. Từ tấm bé, trẻ em Nhật đã được tập cho bản tính tự lập, biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyện sức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống. Chúng ta thường chỉ thấy rằng Người Nhật rất giỏi, với hiệu quả công việc cao và ý chí tự lực, tự cường lớn. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng ở Nhật, trẻ em được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

Đầu tiên, trẻ em Nhật có tính tự giác rất cao

Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F.
Những chiếc túi mang theo bên mình khiến trẻ em luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và thậm trí là phân loại rác. Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bản được các em rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ.

[…]

24Mar2018

Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ em: Chiếc hộp kỳ diệu.

*Chuẩn bị:

– Một số thẻ hình để trong một cái túi vải. Trên mỗi thẻ có vẽ một trong các hình sau đây: hình cầu, hình lập phương, hình nón, hính chóp, hình khối chữ nhật, hình lăng trụ tam giác…
-Một hộp to được đậy kín, bên trong đựng các đồ vật có hình cầu, hình nón, tương tự với các hình trong các thẻ nói trên.

Ví dụ: Trong hộp đựng quả bóng (hình cầu), mái nhà (hình lăng trụ), hộp kẹo (hình khối chữ nhật), khối gỗ hình lập phương.

Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp. Để các đồ chơi trước mặt trẻ. Cho hai trẻ lên chơi, cả lớp quan sát. Một trẻ lấy một trẻ ra khỏi túi và đặt lên bàn. Trẻ kia quan sát thẻ đó và cho tay vào hộp kín, không nhìn, chỉ dùng tay sờ để chọn ra những đồ vật có đặc điểm hình dạng giống hình trên thẻ.

Ví dụ: trên thẻ vẽ hình cầu, trẻ phải lấy được quả bóng, quả táo, hòn bi, các loại hạt hình tròn… Sau khi chọn xong, trẻ phải nói được các vật vừa lấy. Cho trẻ đổi vai cho nhau và tiếp tục trò chơi.

23Mar2018

“Một ngày nọ, Cecilia, một em bé ở tuổi mới tập đi trong lớp Nghệ Thuật Gymboree, chỉ muốn vẽ toàn bằng màu đen. Cô bé dùng cọ quẹt nhanh vài nét to và tiếp tục vẽ như thế, tất nhiên bé cũng dùng nhiều giấy vẽ hơn so với các bạn cùng lớp. Sau giờ học, mẹ cô bé cho biết rằng sáng hôm đó Cecilia rất bực mình về điều gì đó. Rất dễ nhận thấy là Cecilia đang bày tỏ sự bực tức qua hoạt động nghệ thuật của cô bé. Thực ra, đó chính là điều mà Cecilia cần để xoa dịu những xúc cảm của mình và tiếp tục ngày học tập của mình.”

Bất chấp tuổi tác, tất cả chúng ta đều cần giải tỏa cảm xúc của mình. Nhiều người lớn đọc sách hay viết lách cho khuây khoả, và một số khác thì tập thể dục, lái xe đi chơi hoặc nói chuyện với bạn bè. Trẻ nhỏ khoảng 18 tháng tuổi bắt đầu thể hiện “những cảm xúc tự phát” kể cả những cảm xúc phức tạp như lòng tự hào, bối rối và xấu hổ. Nhưng trẻ nhỏ bị giới hạn trong cách thức thể hiện cảm xúc, đặc biệt với những cảm xúc phức tạp vì trẻ chưa thể diễn đạt bằng lời. Biểu hiện xúc cảm của trẻ lúc này chủ yếu qua nét mặt, điệu bộ và cử chỉ, như trường hợp của Cecilia, là thông qua các bức vẽ.

Các trải nghiệm nghệ thuật rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc của trẻ em. Nghệ thuật không chỉ là một phương tiện chuyển cảm tải xúc, trẻ nhỏ cũng khám phá rằng những hành động của chúng có tác động như thế nào đối với môi trường xung quanh. Có thể nói, nghệ thuật là phương cách tuyệt vời giúp bạn hỗ trợ sự phát triển cảm xúc của con trẻ đặc biệt là khi bạn cùng trải nghiệm hoạt động nghệ thuật với bé.

[…]

22Mar2018

Trẻ lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp vấn đề về sự tập trung. Giúp trẻ tập trung tốt thì bé mới có thể học tốt được vì vậy ở nhà cha mẹ hãy giúp trẻ biết cách tập trung:

1. Hãy cảm thông với trẻ: bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực mình khi phải ngồi một chỗ mặc dù chúng cũng rất muốn tập trung ngồi chơi hoặc ngồi học như anh chị của mình, đừng vội mắng chúng.

2. Giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi…) có thể làm cho trẻ mất tập trung. Khi đến giờ bé ngồi vào bàn học hoặc làm một việc gì cần sự tập trung thì hãy tắt nhạc hoặc tivi đi.

giúp trẻ tập trung
3. Ngồi cùng với trẻ: kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một đứa bé ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn vì bé cảm thấy yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bạn ở bên cạnh.


4. Tạo góc học tập yên tĩnh: trẻ không thể tập trung nếu nơi bé ngồi học quá ồn ào hoặc bừa bãi. Tập sách phải luôn được sắp xếp gọn gàng, bút viết phải bỏ vào hộp, dẹp hết sách báo cũ…

5. Đặt mục tiêu sao cho bé có thể đạt được: đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng. Bạn nên bắt đầu bằng một mục tiêu vừa phải; ví dụ như bé phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 5 phút tối nay. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với bé.

6. Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình: một khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kép dài thêm 30 giây nữa vào tối hôm sau. Hãy nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện.

7. Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau: hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học, tập trung làm và học cho hết bài.

8. Quan sát: có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác?

9. Trao cho bé quyền làm chủ: có sự khác biệt giữa giúp đỡ và trách nhiệm. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì bé sẽ phụ thuộc hẳn vào bạn. Khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung.

10. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ: Tìm hiểu xem trẻ có tập trung học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt.